1419 | Thân Nhân Trung được sinh ra | |
1499 | 80 tuổi | Thân Nhân Trung mất |
Thân Nhân Trung, tác giả câu nói nổi tiếng " Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Câu nói nổi tiếng trên là của vị Tiến sĩ triều Lê, Phụng trực đại phu, Hàn lâm viện thừa chỉ, Đông các đại học sĩ Thân Nhân Trung vâng mệnh vua Lê Thánh Tông soạn bài ký cho tấm bia Văn Miếu, tại Quốc Tử giám, cách đây 524 năm
Thân Nhân Trung đỗ muộn, năm Quang Thuận thứ 10 đời vua Lê Thánh Tông, tức là năm Kỷ Sửu (1469), ông mới thi đậu Hội nguyên, Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Ngay sau khi thi đỗ tiến sĩ, ông được cử làm Hàn lâm viện thị độc, sau đó thăng Hàn lâm viện thừa chỉ, kiêm Đông các Đại học sĩ, kiêm Quốc tử giám tế tửu. Vua Lê Thánh Tông đánh giá tài năng của Thân Nhân Trung rất cao: ông được vua cử làm độc quyển cho các khoa thi Đình năm Ất Mùi (1475), năm Canh Tuất (1490), năm Quý Sửu (1493), năm Bính Thìn (1496), là các niên hiệu Hồng Đức từ thứ 6 đến thứ 27.
Năm Hồng Đức thứ 15 (1484), Thân Nhân Trung cùng các quan bộ lễ khác tiến hành viết các bài văn bia để khắc vào các bia tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam, các bia này hiện đặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ghi lại mục đích lập mỗi khoa thi nho học, hoàn cảnh lịch sử các khoa thi được khắc bia, hoàn cảnh ra đời của văn bia, và nội dung quan trọng nhất là đề danh các tiến sĩ đỗ đại khoa trong khoa thi đó. Thân Nhân Trung được giao soạn bài văn bia cho bia tiến sĩ đầu tiên khoa Nhâm Tuất (1442). Khi viết về mục đích các khoa thi nho học, trong bài văn bia này, Thân Nhân Trung đã nêu bật được tầm quan trọng của giáo dục nhân tài đối với việc hưng thịnh của đất nước:
“...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết..."
Hồ Nguyên Trừng còn có tên là Lê Trừng là nhà kỹ thuật quân sự, là một công trình sư lỗi lạc, ông cũng là người phát minh ra phương pháp đúc súng "thần cơ". Hồ Nguyên Trừng là người huyện Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hoa (nay thuộc tỉnh...
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) sau rời về làng Ngọc Ổi (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái,...
Lê Thái Tổ tên húy là Lê Lợi, là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của triều Hậu Lê. Lê Lợi là con của Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Ngọc Thương. Ông sinh vào giờ tý...
Nguyễn Xí là công thần khai quốc nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, sinh ra ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, gốc người làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, Việt Nam. Nguyễn Xí sinh năm Đinh Sửu (1397) tại làng Thượng Xá, huyện...
Nguyễn Chích hay Nguyễn Chính là công thần khai quốc nhà Lê sơ, người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ông quê ở xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Khi quân Minh xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo bị...
Trần Nguyên Hãn là một danh tướng trong cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, ông là một trong những khai quốc công thần của nhà Lê, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đánh thắng giặc Minh xâm lược. Trần Nguyên Hãn là dòng dõi tôn thất nhà Trần, hậu duệ...
Lê Ngân là công thần khai quốc nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, người Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, Việt Nam. Đi với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, Lê Ngân đã nhanh chóng bộc lộ và không ngừng nâng cao tài năng quân sự...
Lê Thái Tông là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh ngày 20 tháng 11 năm Quý Mão - 1423 tại Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, Việt Nam, là con thứ hai của Lê Lợi và bà Phạm Thị...
Lê Thánh Tông là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1460 đến 1497. Ông tên thật là Lê Tư Thành, còn có tên khác là Lê Hạo, sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất 1442, là...
Lê Tương Dực tên huý là Oanh, là cháu nội của vua Lê Thánh Tông, con thứ hai của Kiến Vương Lê Tân và bà Huy từ Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Tuyên, người làng Thuỷ Chú, huyện Lôi Dương (tức Thọ Xuân, Thanh Hoá), sinh ngày 25 tháng 6...
Mạc Đăng Dung là người sáng lập ra nhà Mạc, kéo dài từ năm 1527 đến năm 1592, trong thời kỳ Lê-Mạc phân tranh hay thời kỳ Nam-Bắc triều của Đại Việt. Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Quý Mão - 1483, quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi...
Nguyễn Kim quê ở Gia Miêu, Tống Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa, là con của Trừng quốc công Nguyễn Hoàng Dụ đã từng giúp vua Lê Tương Dực khởi binh ở Thanh Hóa lật đổ Lê Uy Mục, nhân đó được phong là Thái phó Trừng quốc công....
Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (1491), ở thời kỳ được coi là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ...
Là quan nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Bùi Xương Trạch là ông tổ thứ ba của họ Bùi được ghi trong gia phả. Tổ tiên ông trước kia vốn ở xã Quảng Công, thôn Hạ (nay là thôn Định Công Hạ), đến đời cha ông mới dời...
Lê Ích Mộc, người xã Thanh Lãng, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn (nay thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng), đỗ đầu đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (Trạng nguyên) khoa tháng hai, Nhâm Tuất, Cảnh Thống năm thứ 5 (1502), đời Lê Hiến Tông cùng Lê...
Lê Nại là người xã Mộ Trạch, huyện Đường Am, phủ Thượng Hồng (nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên) năm 27 tuổi, tại khoa Ất Sửu năm Đoan Khánh thứ 1 (1505) đời Lê...
Nguyễn Giản Thanh, thường được gọi là Trạng Me, là trạng nguyên khoa thi Đoan Khánh năm thứ tư (1508), đời vua Lê Uy Mục. Ông là con của tiến sĩ Nguyễn Giản Liêm, người làng Ông Mặc (tục gọi là làng Me) huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn),...
Ông không chỉ là vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam mà còn được vua nhà Minh phong tặng là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” trong một lần đi sứ sang Trung Quốc....
Lương Nhữ Hộc (1420 – 1501) tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, quê xã Hồng Liễu, huyện Trường Tân, tỉnh Hải Dương, nay là xã Thanh Liễu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. 22 tuổi, ông đỗ Thám hoa, làm quan đến chức Thị lang, Gia trung thư lệnh và...
Trạng nguyên Lương Thế Vinh, tự là Cảnh Nghị, hiệu là Thụy Hiên, sinh ngày 1 tháng 8 năm Tân Dậu (1441) trong một gia đình nông dân có học ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam...
Lê Đức Mao, nhà thơ Việt Nam. Quê huyện Từ Liêm, Hà Nội. Di cư lên huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc Năm Giáp Tý (1504) đời vua Lê Uy Mục, ông thi đỗ Hương cống (Cử nhân) lúc 42 tuổi....
Trần Lư còn có tên là Lương, tự là Tu khê, sinh năm Canh Dần (1470), tại làng Bình Vọng, tên nôm là làng Bằng, thuộc xã Văn Bình, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội)....
Vũ Hữu (1437–1530) là một nhà toán học người Việt, và cũng là một danh thần dưới triều đại Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông. Ông còn được coi là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam....
Lương Thị Minh Nguyệt quê tại thôn Ngọc Chuế thuộc xã Chuế Cầu, tổng Tử Mặc (nay là xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên)...
Đinh Lễ là công thần khai quốc nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, người Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hoá, Việt Nam. Danh tướng Đinh Lễ là cháu gọi Vua Lê Thái Tổ bằng cậu . Vì vua Lê là con út và vì Đinh Lễ , Đinh Liệt...
Đinh Liệt người Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, em ruột của danh tướng Đinh Lễ, cháu gọi vua Lê Thái Tổ bằng cậu. Gia phả họ Đinh Danh ở Thái Bình nói rằng Đinh Liệt là dòng dõi của Nam Việt vương Đinh Liễn - con vua...
Nguyễn Phi Khanh tên thật là Nguyễn Ứng Long, hiệu là Nhị Khê, đến đầu đời Hồ (khoảng năm 1401) đổi tên là Nguyễn Phi Khanh, sinh khoảng năm 1355 (?) tại Nhị Khê,huyện Thượng Phúc, phủ Quốc Oai,trấn Sơn Nam Thượng. Tổ tiên xa đời của ông vốn ở...
Nguyễn An, còn gọi là A Lưu (tên gọi ở Trung Hoa), kiến trúc sư thời xưa, người Việt. Ông là tổng công trình sư và cùng với Sái Tín là kiến trúc sư trưởng của Tử Cấm Thành Bắc Kinh, Trung Quốc. Ông cũng tham gia trị thủy...
Thân Nhân Trung, tác giả câu nói nổi tiếng " Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Câu nói nổi tiếng trên là của vị Tiến sĩ triều Lê, Phụng trực đại phu, Hàn lâm viện thừa chỉ, Đông các đại học sĩ Thân Nhân Trung vâng mệnh vua Lê...
Nguyễn Thị Lộ (1400 - 1442), quê làng Hải Hồ nổi tiếng với nghề dệt chiếu (còn gọi làng Hới – Thái Bình ngày nay). Xuất thân trong gia đình nhà nông nhưng Nguyễn Thị Lộ được nuôi dạy rất bài bản, ăn học đến nơi đến chốn, kinh thư...