Lê Văn Thịnh

https://youtube.com/watch?v=mI4U-CMh0Mw%3Fstart%3D30%26end%3D530%26rel%3D0%26autoplay%3D1%26version%3D3

https://youtube.com/watch?v=-B28a3EQMGo%3Fstart%3D35%26end%3D%26rel%3D0%26autoplay%3D1%26version%3D3

Cuộc đời và sự kiện lịch sử liên quan đến Lê Văn Thịnh

Không có thông tin chi tiết.

Thân thế và sự nghiệp của Lê Văn Thịnh

Lê Văn Thịnh là người làng Đông Cửu, quê xã Chi Nhị, tổng Đại Lai, huyện Yên Định, lộ Bắc Giang, nay là thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ông là người đỗ đầu trong khoa thi đầu tiên của Nho học Việt Nam, được bổ làm quan, sau đó thăng đến chức Thái sư triều Lý. Năm 1084, ông thành công trong việc bàn nghị về việc cương giới với quan nhà Tống, khiến nước này phải trả lại 6 huyện 3 động thuộc châu Quảng Nguyên cho Đại Việt (nay là Việt Nam).
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào mùa xuân, tháng 3 năm 1096, vua ra hồ Dâm Đàm (hồ Tây ngày nay), ngự trên thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói: “Việc nguy rồi!”. Người đánh cá là Mạc Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn Thịnh. Vua nghĩ Thịnh là đại thần có công giúp đỡ, không nỡ giết, đày lên trại đầu Thao Giang.

Người ta đã bàn nhiều về vụ án trên, có người nói vì ông bị nghị kỵ, nên bị người khác vu oan, có người nói ông là nạn nhân bởi “sự xung đột ý thức giữa Phật giáo (Quốc giáo, mà người đứng đầu là Thái hậu Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông) và Nho giáo (mà đứng đầu là ông)… Lịch sử ngàn năm sau đã làm rõ vụ án Hồ Dâm Đàm, ghi nhận công lao của vị thái sư đầy tài năng này.

Tài liệu tham khảo

vi.wikipedia.org
www.baomoi.com
ngoducthohn.blogspot.com
maxreading.com
ditichlichsuvanhoa.com
bacninhtv.vn
www.thukhoa.com
tapchisonghuong.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *