Cuộc đời và sự kiện lịch sử liên quan đến Phan Thanh Giản
1796: Phan Thanh Giản được sinh ra
5/6/1862: 66 tuổi Hiệp ước Nhâm Tuất
6/1863:67 tuổi Triều đình Huế cử phái đòan sang Pháp thương lượng chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ
8/1864: 68 tuổi Cuộc bạo động diễn ra ở kinh thành Huế để phản đối việc triều đình ký hòa ước với Pháp
4/1866: 70 tuổi Pháp đòi triều đình Huế giao cả ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cho Pháp
25/6/1867: 71 tuổi Pháp tuyên bố toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp
20/3/1862 – 23/3/1862: 66 tuổi Pháp chiếm thành Vĩnh Long
1867:71 tuổi Phan Thanh Giản mất
Thân thế và sự nghiệp của Phan Thanh Giản
Phan Thanh Giản tự Tĩnh Bá, Đạm Như, hiệu Ước Phu, Lương Khê; là một danh sĩ, một đại thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh ngày 12 tháng 10, năm Bính Thìn (1796) tại làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Nhà nghèo, mẹ mất sớm, việc học tập của Phan Thanh Giản gặp nhiều khó khăn, nhưng ông vốn thông minh, hiếu học. Năm 1825, Phan Thanh Giản thi Hương, đậu cử nhân tại trường thi Gia Định. Năm 1826, thi Hội ở kinh đô Huế, ông đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ và cũng là vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ.
Ông làm quan trải qua 3 triều, Minh Mạng, Triệu Trị và Tự Đức. Ông được triều đình trọng dụng, nhưng cuộc đời làm quan của Phan cũng không ít long đong. Dưới triều Minh Mạng, Phan Thanh Giản đã 3 lần bị giáng chức, có lần phải làm “lục phẩm thuộc viên” giữ việc quét dọn, sắp đặt bàn ghế ở công đường (1836).
Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đổ bộ và tấn công tại cửa biển Đà Nẵng rồi lần lượt đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Ông Phan Thanh Giản với vai trò là Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp là Phó sứ được cử đi điều đình với Pháp, sau đó đại diện cho triều đình Tự Đức ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn.
Ngày 20 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đã được trao trả triều đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863), yêu cầu ông gửi mật thư cho thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Thế là chỉ trong 5 ngày (20-24 tháng 6 năm 1867), Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Tây. Sau khi thành mất ông tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4 tháng 8 năm 1867, hưởng thọ 71 tuổi.
Tài liệu tham khảo
vi.wikipedia.org
www.bentre.gov.vn
dantri.com.vn
www.tienphong.vn