Cuộc đời và sự kiện lịch sử liên quan đến Hàm Nghi
1871 Hàm Nghi được sinh ra
1885 14 tuổi Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương
1885 – 1896 14 tuổi Phong trào Cần Vương
9/1885 14 tuổi Khởi nghĩa Bãi Sậy
1886 – 1887 15 tuổi Khởi nghĩa Ba Đình
5/7/1885 14 tuổi Tôn Thất Thuyết đem quân tấn công tòa Khâm sứ Pháp ở Huế, mở đầu phong trào Cần Vương
1/11/1888 17 tuổi Vua Hàm Nghi bị Pháp bắt
1943 72 tuổi Hàm Nghi mất
Thân thế và sự nghiệp của Hàm Nghi
Hàm Nghi là vua thứ tám triều Nguyễn, con của Kiến thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai, em ruột vua Kiến Phúc. Sau khi vua Kiến Phúc bị đầu độc chết, được đưa lên ngôi lúc 13 tuổi, lấy niên hiệu là Hàm Nghi.
Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột. Sau đó được đón vào cung và lên ngôi hoàng đế vào sáng ngày 12 tháng 6 Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884, khi đó Ưng Lịch mới 13 tuổi. Ông đặt niên hiệu là Hàm Nghi.
Năm 1883 và 1884, triều đình Huế kí các Hiệp ước Harmand (Hiệp ước Quý Mùi 1883) và Patơnôt (Hiệp ước Giáp Thân 1884)đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chuyển sang một bước ngoặt. Ngày 5.7.1885, Tôn Thất Thuyết thuộc phái chủ chiến bất ngờ tiến công quân Pháp ở Huế nhưng thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi rút lên miền núi các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, ra chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân ra sức giúp vua, cứu nước, được nhân dân cả nước tích cực hưởng ứng. Ngày 1.1.1888, Hàm Nghi bị Trương Quang Ngọc phản bội, bắt và giao cho Pháp. Hàm Nghi bị đưa đi an trí ở Angiêri. Hàm Nghi vẫn giữ lối sống truyền thống của đất nước và dân tộc Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
vi.wikipedia.org
kienthuc.net.vn
thcs-hnghi.tphue.thuathienhue.edu.vn
www.lichsuvietnam.vn
www.youtube.com