Lý Thường Kiệt
Cuộc đời và sự kiện lịch sử liên quan đến Lý Thường Kiệt
1019 Lý Thường Kiệt được sinh ra
1077 58 tuổi Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng lợi
1075 – 1077 56 tuổi Chiến tranh Tống – Việt
1077 – 1077 58 tuổi Chiến thắng Như Nguyệt
1105 86 tuổi Lý Thường Kiệt mất
Thân thế và sự nghiệp của Lý Thường Kiệt
Lý Thường Kiệt là một danh tướng, một hoạn quan đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077. Ông vốn họ Ngô tên là Tuấn, người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Có tài liệu lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay). Sau này ông được vua ban quốc tính, nên có tên là Lý Thường Kiệt. Ông đã trải qua 3 triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, ông có nhiều công lao trong việc chống Tống bình Chiêm, đóng góp xây dựng đất nước phồn vinh.
Từ nhỏ Lý Thường Kiệt đã tỏ ra người có chí hướng và nghị lực, chăm học tập, rèn luyện cả văn lẫn võ, từng nghiên cứu về binh pháp. Dưới triều Lý Thái Tông, ông được bổ nhiệm giữ chức Kỵ mã hiệu úy (một chức quan nhỏ trong kỵ binh), lúc ông 21 tuổi. Năm 1041, 23 tuổi, ông được sung vào ngạch thị vệ để hầu vua, giữ chức Hoàng môn chi hậu, và được thăng dần lên chức Đô tri, trông coi mọi việc trong cung..
Ông lập được nhiều chiến công hiểm hách được ghi trong sách sử. Năm 1069, quân Champa quấy phá và cướp bóc ở phía nam nước ta. Vua Lý Lý Thánh Tông cử ông vào nam dẹp giặc. Lý Thường Kiệt được phong đại tướng, chỉ huy đội tiên phong tiến vào đánh phá kinh thành. Quốc vương Champa bị bắt đưa về Thăng Long, đã xin dâng đất để chuộc tội, gồm ba châu Bố Chánh, Địa Lý, Ma Linh (nay là địa phận Quảng Bình và bắc Quảng Trị). Do lập công lớn, ông được trao chức Thái úy tổng chỉ huy quân đội.
Sau khi quân Chiêm Thành bị nhà Lý đánh tan tác, nhà Tống mất liên minh nhưng vẫn âm thầm chuẩn bị đưa quân sang đánh nước ta. Lý Thường Kiệt đã chỉ huy quân đi đánh quân Tống. Vào lúc cuộc chiến ra vô cùng quyết liệt, ông đã viết Nam quốc sơn hà – một bài thơ bất hủ để cổ vũ tinh thần binh sĩ. Tương truyền rằng ông đã sai người giả làm thần nhân, nấp trong đền Truơng Hát ở bờ nam cửa sông Như Nguyệt, đọc bài thơ này. Quân Tống đại bại, bị tiêu diệt đến năm, sáu phần mười. Sau chiến thắng trên, Lý Thường Kiệt đã chủ động phái người sang sông gặp tướng chỉ huy quân Tống, đặt vấn đề hòa giải nhằm sớm chấm dứt chiến tranh, với điều kiện là toàn bộ quân Tống phải rút khỏi đất Việt.
Ông mất năm 1105, thọ 86 tuổi. Khi mất được phong tặng Kiểm hiệu Thái úy bình chương quân quốc trọng sự, Việt quốc công, được lập đền thờ ở nhiều nơi.
Tài liệu tham khảo
www.lichsuvietnam.vn
vi.wikipedia.org
www.nguoiduatin.vn
thanglong.chinhphu.vn
cafebiz.vn