Lý Thánh Tông

Cuộc đời và sự kiện lịch sử liên quan đến Lý Thánh Tông

1023 Lý Thánh Tông được sinh ra
1054 31 tuổi Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt
1070 47 tuổi Nhà Lý lập Văn Miếu thờ Khổng Tử
1072 49 tuổi Lý Thánh Tông mất

Thân thế và sự nghiệp của Lý Thánh Tông

Lý Thánh Tông là vị vua thứ ba của nhà Lý, cai trị từ năm 1054 đến 1072. Ông tên thật là Lý Nhật Tôn, là con trưởng của Lý Thái Tông, mẹ là Kim Thiên thái hậu Mai thị. Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi, niên hiệu Thuận Thiên thứ 14 (tức 30 tháng 3 năm 1023) tại cung Long Đức, triều Lý Thái Tổ. Năm 1028, ông được vua cha Lý Thái Tông lập làm Hoàng thái tử.
Lý Thánh Tông là người tài kiêm văn võ, là một minh quân có nhiều đức độ trong lịch sử Việt Nam. Ông tận tụy công việc, thương dân như con, được biết đến vì đã đối xử tốt với tù nhân. Nhà sử học Ngô Sỹ Liên ghi trong “Đại Việt sử ký toàn thư”: “… Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc Vua tốt. Song nhọc sức xây tháp Báo Thiên, phí của dân làm cung Dâm Đàm, đó là chỗ kém”. Ông có công lao đặt quốc hiệu Đại Việt, xây dựng Văn Miếu, phá Tống (1060) và bình Chiêm (1069), lấy được ba châu của Chiêm Thành.

Tháng Giêng, ngày Canh Dần, năm Nhâm Tý (tức 1 tháng 2 năm 1072), Lý Thánh Tông băng hà ở điện Hội Tiên, trị vì được 17 năm, hưởng thọ 49 tuổi và được an táng ở Thọ Lăng.

Tài liệu tham khảo

tamhoc.com
www.quan8.hochiminhcity.gov.vn
www.lichsuvietnam.vn
vi.wikipedia.org
www.vinhanonline.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *